Chu kỳ kinh nguyệt là gì, như thế nào là bình thường?
Ở nữ giới, sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt được xem là biểu hiện cho những thay đổi về mặt sinh lý, hormone nội tiết tố lẫn khả năng sinh nở sau này. Chính vì thế mà những thay đổi bất thường về vấn đề này luôn là mối quan tâm của nhiều chị em hiện nay. Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì, như thế nào là bình thường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt được hiểu là sự thay đổi về mặt sinh lý ở nữ giới nhằm đánh dấu quá trình trưởng thành và sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra điều đặn vào mỗi tháng với biểu hiện xuất huyết âm đạo vào hiện tượng này sẽ bắt đầu ở tuổi dậy thì và kết thúc vào cuối tuổi sinh sản (thời kỳ mãn kinh) ở các chị em phụ nữ.
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là như thế nào?
Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi chúng diễn ra đều đặn vào mỗi tháng nhằm phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản và sự bài tiết hormone nội tiết tố ở nữ giới. Cụ thể, ở thời điểm này hormone estrogen sẽ kích thích các tế bào trong nội mạc tử cung phát triển khiến lớp niêm mạc tử cung cũng trở nên dày và xốp hơn và khi không có sự thụ thai trong giai đoạn này thì các lớp niêm mạc này sẽ tự động bong tróc ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ.
Một chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bao nhiêu ngày?
Trên thực tế, một chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra từ 28-35 ngày, trong đó số ngày hành kinh là từ 3-5 ngày với một số triệu chứng phổ biến mà chị em có thể cảm nhận được như đau quặn bụng dưới, phù nề cơ thể, nổi mụn trứng cá, căng tức ngực, uể oải, dễ cáu gắt, thèm đồ ngọt,..
Với số lượng máu kinh thường là 2-4 thìa máu được tiết ra có màu nâu đỏ, đỏ sẫm có dịch nhầy hoặc cục máu đông nhằm biểu thị không có quá trình thụ thai nào diễn ra ở chu kỳ này.
Trong trường hợp số ngày xuất huyết nhiều hơn 7 ngày thì được xem là những dấu hiệu bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt mà các chị em không nên chủ quan, xem nhẹ như:
Rong kinh: là tình trạng ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày khiến cơ thể chị em dần trở nên suy yếu. mệt mỏi
Cường kinh: là tình trạng máu kinh vừa nhiều vừa kéo dài trong nhiều ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới do mất quá nhiều máu
Thiếu kinh: là tình trạng số lượng máu kinh ít, chỉ kéo dài từ 1-2 ngày.
Những vấn đề bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt này nếu không sớm điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau ở phái nữ.
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt ngắn? Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào?
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt ngắn? Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào?
Như đã nói ở trên, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ rơi vào khoảng từ 28-35 ngày với số ngày hành kinh là 3-5 ngày. Do đó mà nếu ở chị em có số ngày hành kinh chỉ từ 1-2 ngày với lượng máu kinh ra ít thì được xem là chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Và tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn nội tiết tố, phụ nữ sắp bước vào thời kỳ mãn kinh, lo lắng, áp lực từ công việc,..khiến chu kỳ kinh nguyệt gặp nhiều cản trở khi phóng noãn, thụ tinh hoặc phát triển nang trứng,..
Thông thường, ở nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày thì ngày đầu tiên của chu kỳ sẽ được tính là ngày bắt đầu có kinh nguyệt trong tháng. Sau khoảng 3-5 ngày khi lượng máu kinh chấm dứt thì ở giai đoạn từ ngày 12-16 được xem là thời gian phóng noãn và dễ thụ thai nhất. Cho đến khi kết thúc quá trình này thì những khoảng thời gian sau từ 17 - 28 được xem là giai đoạn hoàng thể, lúc này trứng đã được phóng ra và bài tiết qua con đường kinh nguyệt và cơ thể cần phục hồi để chuẩn bị cho một chu kỳ mới ở tháng tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày có sao không?
Ở chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày thì điều này được cho là hoàn toàn bình thường vì số ngày hành kinh ở mỗi người là khác nhau cũng như các triệu chứng diễn ra cũng không tương đồng hoàn toàn do cơ địa. Và điều này thường được xác định ở nữ giới có kinh nguyệt không đều thì khoảng thời gian khi diễn ra kinh nguyệt thường sẽ sớm hoặc chậm hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, nếu thời gian chậm kinh kéo dài lạ thường thì các chị em không nên chủ quan bởi tình trạng này có thể là dấu hiệu bệnh lý hoặc mang thai ở nữ giới.
Chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày có bình thường không?
Tương tự, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới cũng có thể kéo dài trong khoảng 22 ngày tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Và cũng chưa có kết luận y học nào chứng minh nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt ngắn sẽ khó mang thai ở người có chu kỳ dài, do đó mà các chị em hoàn toàn có thể yên tâm.
Khi nào cần gặp bác sĩ về các vấn đề kinh nguyệt?
Khi nào cần gặp bác sĩ về các vấn đề kinh nguyệt?
Hiện tượng kinh nguyệt không đều, ra máu ít, đau bụng kinh,..là những biểu hiện sinh lý bình thường mà mỗi chị em phụ nữ nào cũng có thể xảy ra khi đến kỳ. Thế nhưng, nếu tình trạng mất kinh kéo dài từ 2-3 tháng liên tục hoặc nữ giới cảm thấy đau bụng kinh dữ dội, chóng mặt, ngất xỉu,..thì cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất để bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi và chữa trị hiệu quả.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NHA TRANG
Địa chỉ: 164 đường 23/10, Phương Sơn, Nha Trang
Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ Nhật (8:00 - 20:00)
Điện thoại: 0901745391
Nếu bạn đang băn khoăn, thắc mắc về các biểu hiện bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0901745391 để được hỗ trợ tư vấn hoặc nhấp vào “Bảng tư vấn” ở bên dưới để được các bác sĩ của chúng tôi giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và miễn phí.