Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì, những lưu ý quan trọng khi tiến hành xét nghiệm
Bệnh xã hội là cụm từ chỉ các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam và nữ. Khi phát bệnh có thể gây xuất hiện các đốm đỏ, mụn ngứa ở bộ phận sinh dục khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hoặc thậm chí là gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản về sau. Do đó mà việc xét nghiệm, tầm soát bệnh xã hội là điều vô cùng cần thiết. Vậy xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì? Những lưu ý quan trọng khi tiến hành xét nghiệm?
Các bệnh xã hội phổ biến
Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì?
Hiện nay, ở nam và nữ giới đều có nguy cơ cao mắc bệnh xã hội khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc có nhiều bạn tình,..Trong đó, các bệnh xã hội phổ biến thường gặp phải có thể kể đến như:
Mụn rộp sinh dục: là bệnh lý xuất phát từ vi khuẩn HSV có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng qua nhiều con đường khác nhau. Các nốt mụn rộp thường mọc lên ở các vị trí dễ nhìn thấy như miệng, môi, má, đùi,..khiến người bệnh cảm thấy e ngại, mất tự tin trong cuộc sống.
Giang mai: là căn bệnh xã hội do xoắn khuẩn giang mai gây nên, có thể xâm nhập và phát bệnh trên cơ thể và nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể phá hủy hệ thống thần kinh trung ương, xương khớp và lục phủ ngũ tạng khiến người bệnh bị tàn tật, bại liệt hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Lậu: được biết đến là căn bệnh xã hội do vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae gây nên thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh có thể gây những biến chứng ở bộ phận sinh dục như viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm tinh hoàn,..
Chlamydia: thường xảy ra phổ biến ở cả nam và nữ giới thường lây nhiễm qua đường tình dục là chủ yếu. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, vĩnh viễn tới cơ quan sinh dục của nam và nữ giới, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn, thai ngoài tử cung, sinh non. Chlamydia gây ra bởi một loại vi khuẩn Chlamydia ký sinh trong tế bào sống, có hình cầu, kích thước trung gian giữa vi khuẩn và virus.
HIV/AIDs: là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Đây là căn bệnh mãn tính có khả năng đe dọa đến tính mạng bằng cách phá hủy hệ thống miễn dịch, cản trở cơ chế chống lại các sinh vật gây bệnh.
Tại sao cần xét nghiệm bệnh xã hội?
Các bệnh lý xã hội thường có thời gian ủ bệnh khá lâu cũng như không có nhiều triệu chứng nổi bật gì khiến người bệnh khó khăn trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp lúc. Vì vậy, việc xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ mỗi năm hay ngay khi có dấu hiệu bất thường sẽ giúp người bệnh có cơ hội chữa trị dứt điểm và hạn chế các nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng như:
Phát hiện sớm để điều trị kịp thời và hiệu quả: bệnh xã hội khi phát bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, nổi nhiều mẩn đỏ lở loét từ bộ phận sinh dục lan ra nhiều khu vực khác mà khi tiến triển nặng thường có xu hướng chuyển sang ung thư gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc thậm chỉ là tính mạng của người bệnh, do đó việc phát hiện sớm bệnh xã hội giúp người bệnh tiếp nhận chữa trị một cách tối ưu và đạt hiệu quả cao.
Giảm nguy cơ lây lan bệnh cho người khác: phát hiện sớm các bệnh xã hội giúp làm giảm nguy cơ lây lan bệnh cho người xung quanh thông qua các hoạt động cộng đồng như ăn uống, dùng chung vật cá nhân hay quan hệ tình dục,..
Bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng: việc xét nghiệm bệnh xã hội còn giúp nam nữ giới theo dõi và có sự chăm sóc. phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, từ đó nâng cao sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Các phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội
Để kiểm tra và xác định nguyên nhân gây nên các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục thì tùy vào biểu hiện cụ thể ở mỗi người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bệnh xã hội như sau:
Xét nghiệm máu và nước tiểu: là phương pháp xét nghiệm cơ bản phổ biến để nhận biết các bệnh xã hội lây qua đường tình dục. Thông thường, khi thực hiện xét nghiệm này thì người bệnh có thể đợi trong thời gian từ vài tuần đến một tháng để có kết quả chẩn bệnh chính xác.
Xét nghiệm dịch cơ thể: là phương pháp chẩn đoán các bệnh như HPV, lậu, mụn rộp sinh dục, Chlamydia,..bằng cách lấy mẫu bằng tăm bông hoặc gạc y tế tại vị trí nghi ngờ nhiễm bệnh, cụ thể ở nữ giới là âm đạo hoặc cổ tử cung và ở nam giới là dương vật hoặc niệu đạo.
Xét nghiệm phết bào cổ tử cung (PAP) và xét nghiệm HPV: là phương pháp xét nghiệm để sàng lọc, tầm soát và phát hiện sớm các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Trong đó, xét nghiệm PAP giúp nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung hoặc hậu môn ở nữ giới, còn HPV hỗ trợ rà soát bệnh xã hội trên có thể trong tương lai gần (có nghĩa nếu kết quả xét nghiệm HPV của bạn là âm tính thì bạn có khả năng không bị nhiễm bệnh xã hội trong tương lai gần).
Xét nghiệm chọc dò thắt lưng (vòi cột sống): là phương pháp xét nghiệm ít khi được áp dụng, trừ khi người bệnh nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh xã hội ở giai đoạn nặng hoặc nhiễm trùng Herpes đã ảnh hưởng đến não, tủy sống thì có thể thực hiện xét nghiệm này. Cụ thể, bác sĩ sẽ gây tê vào lưng sau đó dùng kim mỏng và rỗng vào giữa 2 đốt sống lưng dưới của bạn để tiến hành rút ra một lượng dịch để xét nghiệm.
Những lưu ý khi đi xét nghiệm bệnh xã hội
Trước khi xét nghiệm bệnh xã hội thì để đảm bảo kết quả được chuẩn xác thì người bệnh cần phải lưu ý một số điều như sau:
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm: trước khi đi xét nghiệm người bệnh không nên ăn uống tối thiểu 8 tiếng để khi lấy máu hoặc nước tiểu sẽ cho ra kết quả chuẩn xác. Ngoài ra, người bệnh không nên nặn các vết mụn hay thụt rửa sâu ở bộ phận sinh dục bởi có thể khiến kết quả kiểm tra không hiệu quả, ngược lại còn khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng và phức tạp hơn.
Không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có kết quả: trước khi đi thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị nhằm hạn chế tình trạng lờn thuốc, thuốc không đủ liều lượng khiến bệnh trầm trọng hoặc gây khó khăn trong quá trình điều trị sau này.
Kiểm tra định kỳ và tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn: người bệnh cũng cần phải tuân thủ thăm khám kiểm tra định kỳ và tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn để cải thiện bệnh lý được nhanh chóng và dứt điểm. Càng kéo dài không chữa trị thì vi khuẩn gây bệnh có cơ hội lan rộng ra các bộ phận khác gây viêm loét mất thẩm mỹ cũng như nguy cơ bị hiếm muộn, vô sinh là rất cao.
Ở Nha Trang, Khánh Hòa xét nghiệm bệnh xã hội ở đâu uy tín?
Phòng khám đa khoa Nha Trang 23/10
Là một trong những cơ sở y khoa thực hiện xét nghiệm và điều trị bệnh xã hội hiệu quả và nhanh chóng, phòng khám đa khoa Nha trang 23/10 tự tin luôn mang lại hiệu quả tối ưu khi điều trị với đội ngũ bác sĩ y khoa có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn và sở hữu một số ưu điểm vượt trội giúp người bệnh có thể yên tâm điều trị bệnh tại đây như:
Được sở y tế cấp phép hoạt động: phòng khám được Sở y tế cấp phép hoạt động nên tuân thủ mọi nguyên tắc khám chữa bệnh theo đúng quy định.
Quy trình thăm khám nhanh chóng: mọi thủ tục và quá trình thăm khám tại phòng khám luôn được thực hiện theo đúng quy trình và theo lịch hẹn đã được đặt sẵn do đó không làm mất nhiều thời gian di chuyển và thăm khám của bệnh nhân.
Trang thiết bị y tế hiện đại: hầu hết các thiết bị hiện có tại phòng khám đều được nhập về từ các nước có nền y học tiên tiến và phát triển trên thế giới nên đảm bảo việc chuẩn đoán bệnh chính xác và kết quả điều trị đạt hiệu quả cao.
Chi phí hợp lý: tất cả các chi phí khám bệnh đều được niêm yết, công khai theo đúng quy định Sở y tế đề ra.
Hồ sơ bệnh án: Các thông tin khách hàng, tình trạng bệnh và phương pháp điều trị đều sẽ được chúng tôi bảo mật tuyệt đối trong suốt thời gian khám chữa bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NHA TRANG
Địa chỉ: 164 đường 23/10, Phương Sơn, Nha Trang
Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ Nhật (8:00 - 20:00)
Điện thoại: 0901745391
Nếu bạn đang băn khoăn về các triệu chứng hiện tại là do đâu? Đó có thể là bệnh lý gì? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0901745391 để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng và miễn phí.